Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

Lượt xem:

Đọc bài viết

Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích 2020-2021

Căn cứ Thông tư sô 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 về việc Quy định về công tác y tể trường học;

 Căn cứ Kế hoạch sổ 2405/KH-SGDĐT ngày 20 thảng 10 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học an toàn, phòng, chông, tai nạn thương tích trẻ em ” năm 2020-2021;

Căn cứ Kế hoạch số 842/KH-SGDĐT ngày 20 thảng 4 năm 2021 của Sở Giảo dục và Đào tạo về xây dựng trường học an toàn, phòng chổng tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;

Căn cứ Kế hoạch sổ 843/SGDĐTTH-GDTMN ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo vể việc tiếp tục thực hiện hoàn thành hồ sơ đánh giá “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích ”;

 Căn cứ Kế hoạch sổ 2252/KH-SGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo vê xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”năm học 2020-2021

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 -2020; Trường Mẫu giáo Vĩnh Phong xây dựng kế hoạch trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:

         I/ Mục đích yêu cầu:

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, từ đó có sự thay đổi về hành vi, nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích; chú trọng nội dung phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước, ngộ độc thực phẩm nhằm giảm tối đa tỷ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường học.

– Có biện pháp, hình thức tích cực trong việc phòng chống tai nạn thương tích góp phần đảm bảo sức khỏe cho thầy và trò.

II. Nội dung xây dựng trường học an toàn:

          – Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng những hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, và các giờ  hoạt động ngoại khoá

– Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học

          – Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

          – Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp: tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, đuối nước, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau.

– Có sổ theo dõi ghi chép, kiểm tra, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.

– Tích hợp phòng chống tai nạn thương tích vào các giờ hoạt động của trẻ (hoạt động học và hoạt động vui chơi)

III.  Biện pháp thực hiện:

1. Công tác tổ chức:

– Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường.

– Xây dựng kế hoạch  trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích tại nhà trường.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục:

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục thông qua các buổi họp Chi bộ, họp hội đồng sư phạm và các cuộc họp phụ huynh học sinh … nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha me phụ huynh học sinh.

– Tăng cường tuyên truyền phòng chống tai nạn trong các đợt trọng điểm: Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động

– Phòng chống cháy nổ, tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống tai nạn, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động học và hoạt đông vui chơi của trẻ trong trường học.

– Tập huấn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên của đơn vị về kiến thức phòng, chống tại nạn thương tích và kỹ năng sơ cấp cứu.

– Phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, công an, gia đình, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

3. Xây dựng các điều kiện:

–  Củng cố phòng y tế nhà trường với nhân lực, trang thiết bị, thuốc cấp cứu theo quy định để cấp cứu kịp thời khi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh bị tai nạn thương tích.

– Tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo việc giải toả các hàng quán trước cổng trường. Quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suất ăn của học sinh bán trú.

– Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến an toàn của trẻ tại gia đình tạo điều kiện cho trẻ tham gia học bơi lội.

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ cho học sinh bán trú. Nhân viên bảo mẫu, phải được tập huấn để nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khoẻ định kì theo quy định.

– Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường:

– Kiểm tra lại các cây cao ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão. Thường xuyên nhắc nhở đến giáo viên trong giờ chơi của trẻ phải quan sát trẻ không leo trèo cây và hàng rào.

– Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt công tắc đủ cao khỏi tầm tay với trẻ, đảm bảo quy định về an toàn điện.

– Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng.

– Trẻ được học lồng ghép chương trình giáo dục phương tiện và luật lệ giao thông vào trong chương trình giáo dục trẻ.

– Thường xuyên kiểm tra suất ăn bán trú, nước uống đóng bình .

– Sân chơi của trẻ, an toàn, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho trẻ.

VI. Tổ chức thực hiện:

– Ban Giám hiệu trường căn cứ kế hoạch của địa phương, hằng năm tham mưu với các uỷ, chính quyền địa phương lập và triển khai kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích của nhà trường.

– Hằng năm tổ chức tập huấn tuyên truyền, giáo viên, nhân viên của trường những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ về cách phòng chống tai nạn thương tích.

– Nhân viên y tế học đường phụ trách sơ cứu học sinh bị tai nạn thương tích khi  vui chơi.

– Giáo viên và nhân viên không để trẻ ra khỏi cổng trường trong giờ học phòng tai nạn sảy ra.

– Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc sơ cứu đầy đủ thuốc cần thiết để cấp cứu khi xảy ra tai nạn hoặc bị chấn thương

– Hàng ngày phân công kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của suất ăn bán trú.

– Hàng tháng kiểm tra việc thực hiện của nhà trường và sinh hoạt hội đồng sư phạm hàng tháng, nghe ý kiến trao đổi của giáo viên chủ nhiệm lớp về cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn.

– Thực hiện các báo cáo định kỳ hàng tháng, học kỳ, năm học về Phòng giáo dục.

* Nơi nhận:                                                                             HIỆU TRƯỞNG

– Lãnh đạo Phòng GDĐT;

– Lưu: VT