Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2019 – 2024

Lượt xem:

Đọc bài viết

KẾ HOẠCH

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

giáo dục giai đoạn 2019 – 2024 

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 6 năm 2012, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 14 tháng 9 năm 2015, của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non;

Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của các cấp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2019- 2024;

Trường Mẫu giáo Vĩnh Phong xây dựng “Kế hoạch Đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2019 – 2024” như sau:

        I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của của nhà trường giai đoạn 2019 – 2024.

Thực hiện mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Trường Mẫu giáo Vĩnh Phong, phấn đấu năm đến 2020 đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) được chuẩn hoá về chất lượng một cách đồng bộ theo các mục tiêu và định hướng của ngành. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý để làm nòng cốt trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và quản lý nhà trường.

Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, năng lực quản lý, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của giáo viên (GV), CBQLGD trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về trình độ tiêu chuẩn của chức danh bậc học mầm non.

2. Yêu cầu:

– Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phải được triển khai đối với tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

– Ưu tiên đào tạo bồi dưỡng hàng năm đối với giáo viên có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn.

– Gắn việc bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đào tạo với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

– Việc thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phải gắn với công tác quy hoạch cán bộ hàng năm.

        II. NỘI DUNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG:

1. Bồi dưỡng quản lý giáo dục:

Đối với Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý trong nhà trường: Yêu cầu 100% có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, quảng lý nhà nước, trình độ trung cấp lý luận chính trị, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học….

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn: 

       – Tất cả cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên chuẩn.

        – Đảm bảo 100% giáo viên đang trực tiếp giảng dạy đạt trình độ chuẩn và phấn đấu nâng tỉ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 70%; nâng cao tay nghề, chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu xây dựng trường tiên tiến, hiện đại hội nhập Quốc tế.

      – Khuyến khích và cử cán bộ quản lý và giáo viên thuộc diện quy hoạch học cử nhân Quản lý giáo dục theo chương trình của Bộ giáo dục.

      – Cử giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn theo thông báo chiêu sinh của các trường sư phạm.

     3. Bồi dưỡng thường xuyên:

     Đảm bảo 100% CBQLGD và GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non;

      4. Bồi dưỡng chính trị:

       Đối với Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý trong nhà trường: Yêu cầu có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

       Đối với giáo viên, nhân viên trường Mầm non khuyến khích đạt trình độ sơ cấp chính trị. Hàng năm được bồi dưỡng chính trị trong hè về chủ trương, chính sách, nghị quyết….của ngành học, bậc học.

       5. Bồi dưỡng ngoại ngữ:

       Đối với CBQL và giáo viên: Khuyến khích đạt chứng chỉ tiếng Anh theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR).

       6. Bồi dưỡng tin học:

     Đối với CBQL: Đảm bảo tất cả CBQL có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng dành cho quản lý.

      Đối với giáo viên: Yêu cầu giáo viên có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên môn (phần mềm soạn giảng).

Đối với nhân viên: Đảm bảo đạt trình độ tin học theo tiêu chuẩn của ngạch, có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong các hoạt động nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của từng chức danh.

        7. Bồi dưỡng theo yêu cầu thực tiễn (bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hè,..):

          Hàng năm, Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu thực tiễn, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hè, tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

          Đưa CBQLGD chủ chốt và giáo viên cốt cán đi học tập các mô hình, phương pháp giáo dục tiến tiến ở một số trường điểm trên địa bàn huyện và Thành phố để học hỏi, nghiên cứu vận dụng và nhân rộng trong nhà trường.

          Hàng năm nhà trường tạo điều kiện Đối với CBQL và giáo viên, nhân viên có tinh thần tự phải tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt trên chuẩn đi học và trình độ tin học, ngoại ngữ. Để đáp ứng kịp thời với công nghiệp hiện đại và sự nghiệp phát triển của giáo dục hiện nay.

         8. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trường học:

         Ngoài các chức danh bảo vệ và phục vụ, thì các nhân viên văn thư, thủ quỹ, kế toán, y tế học đường, phải có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT và được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

        – Văn thư: có trình độ trung cấp văn thư – lưu trữ trở lên; thành thạo tin học văn phòng trong hoạt động nghiệp vụ.

       – Kế toán: có trình độ cao đẳng kế toán trở lên; thành thạo tin học trong hoạt động nghiệp vụ.

       – Y tế học đường: có trình độ trung cấp y sỹ hoặc đại học trở lên; thành thạo tin học trong hoạt động nghiệp vụ. 

        III. NHU CẦU BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TỪ NĂM 2019-2024:

Đơn vịĐào tạo đạt chuẩnĐào tạo mớiĐào tạo vượt chuẩnGhi chú
Cao đẳngĐại họcTrên đại học
Năm học 2019-202000 010Tự học nâng cao
Năm học 2020-202100020Tự học nâng cao
Năm học 2021-202200000
Năm học 2022-202300110Tự học nâng cao
Năm học 2023-202400000
Cộng00140

          IV. NHU CẦU KINH PHÍ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2024:

    NămĐào tạo vượt chuẩn  Phát triển Đảng viên    Tổng kinh phí
Cao đẳngĐại họcTrên đại học
Số lượng GV NVKinh phí (triệu đồng)Số lượng GV NVKinh phí (triệu đồng)Số lượng GV GVKinh phí (triệu đồng)
2019 0 0000000
2020001 280 0128.000
20210 02560 0256.000
2022 0 0000000
2023128 12800156.000
2024 0 0000000
Cộng1 284112004122.000

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 – Tham mưu đề xuất với lãnh đạo Phòng Giáo dục về công tác tổ chức cán bộ theo từng thời điểm phù hợp với từng nhiệm vụ và công việc.

– Tham mưu với các bộ phận phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy Ban Nhân dân xã, để thực hiện việc quy hoạch đội ngũ kế cận trong thời gian tới.

– Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc tổ chức thực hiện tại đơn vị.

– Các nhân CBQL-GV-NV có nhu cầu học nâng cao trình độ chuyên môn,  trình độ tin học ngoại ngữ phải thông báo trước cho lãnh đạo đơn vị biết để sắp xếp, tạo điều thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ và tham gia học tập.

Trên đây là kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2019- 2024 của trường Mẫu giáo Vĩnh Phong. Ban giám hiệu triển khai và yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường nghiêm túc thực hiện./. 

  Nơi nhận:  – Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận (để b/c);  – Trường MGVP(để t/h);  – Lưu VP./.                  HIỆU TRƯỞNG